Tổng Bí thư Tô Lâm là một nhân vật quan trọng, người đứng đầu trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Tô Lâm không nhận được sự ủng hộ của đa số các lãnh đạo cấp cao trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo giới phân tích quốc tế, đây là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, bởi lý do, Đảng Cộng sản Việt Nam vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, và các quyết định quan trọng thường được thảo luận và thống nhất trong tập thể lãnh đạo cấp cao.
Việc ông Tô Lâm có nhiều biểu hiện được cho là chuyên quyền độc đoán, là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ ủng hộ trong Đảng đối với ông Tô Lâm.
Ông Tô Lâm đảm nhiệm vị trí Tổng Bí thư trong bối cảnh đất nước đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm kinh tế, xã hội, và an ninh. Những thách thức này có thể tạo ra áp lực và làm nảy sinh những ý kiến khác nhau về cách thức lãnh đạo và quản lý.
Ông Tô Lâm đã nhận được số phiếu tín nhiệm cao thuộc loại thấp nhất trong 6 ủy viên Bộ Chính trị, khi Quốc hội Khóa 15 bỏ phiếu tín nhiệm vào cuối năm 2023. Đây là bằng chứng rằng, sự ủng hộ của Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong hệ thống chính trị Việt Nam là không cao.
Điều đó đã cho thấy, sự hoài nghi hoặc không đồng thuận từ một bộ phận Đại biểu Quốc hội, cũng như các phe nhóm trong Đảng đối với cách thức lãnh đạo của ông Tô Lâm. Đồng thời cũng có thể cho thấy sự chia rẽ hoặc bất đồng trong nội bộ lãnh đạo cấp cao về vai trò và phương hướng lãnh đạo của ông Tô Lâm.
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cũng có thể là một tín hiệu về tương lai chính trị của ông Tô Lâm. Với sự tín nhiệm thấp có thể đặt ra những thách thức, và câu hỏi về khả năng tiếp tục lãnh đạo của ông tại Đại hội Đảng 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.
Đáng chú ý, mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính là 2 ứng viên sáng giá cho chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14. Theo giới quan sát, giữa 2 lãnh đạo hàng đầu vừa kể, đang tồn tại sự cạnh tranh về ảnh hưởng và kiểm soát các chính sách quan trọng.
Nên những mâu thuẫn tiềm ẩn trong nội bộ Đảng, đặc biệt liên quan đến việc phân chia quyền lực và lợi ích nhóm của các phe cánh trong nội bộ là điều không thể tránh khỏi.
Theo đó, ông Tô Lâm vốn xuất thân từ ngành công an, đã ưu tiên các vấn đề an ninh nội bộ và ổn định chính trị. Ông ta đang lợi dụng và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, để củng cố quyền lực của cá nhân.
Trong khi ông Phạm Minh Chính với vai trò điều hành kinh tế, đang tập trung vào các chính sách phát triển kinh tế, cải cách hành chính và thu hút đầu tư nước ngoài. Và ông Chính cố ý tỏ ra bàng quang với sự cạnh tranh chính trị.
Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính khó có thể tránh khỏi sự “soi mói” và nghi ngờ từ Tổng Bí thư Tô Lâm. Việc ông Tô Lâm đã ráo riết truy bắt bị án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC – một phụ nữ được cho là có mối quan hệ “đặc biệt” với Thủ tướng Chính, nhằm mục tiêu, đánh gục ông Chính, cản bước thăng tiến của ông này.
Nhiều diễn biến cho thấy tình hình chính trường Việt Nam trong những ngày gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, bất lợi cho ông Tô Lâm.
Theo nguồn tin nội bộ của thoibao.de, mới đây, Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã đưa ra một giải pháp để giải quyết vấn đề của Tổng Bí thư Tô Lâm. Điều đó có liên quan gì đến thông tin, dự kiến vào ngày 23/1, Hội nghị Trung ương bất thường lần thứ 12 sẽ được nhóm họp?
Thời báo chưa có khả năng để xác thực tính chính xác của thông tin vừa kể. Chúng ta hãy chờ xem.
Trà My – Thoibao.de