Nguyễn Ngọc Lâm lợi dụng Tô Lâm, tiến lên ghế “ông trùm”, liệu Tô có thấy?

Nguyễn Phú Trọng qua đời, Tô Lâm lên thay, nhóm Nghệ An bị thử thách nghiêm trọng. Vương Đình Huệ ngã ngựa, Phan Đình Trạc bị Tô Lâm vây chặt, đồng thời cấp phó là Nguyễn Văn Yên bị hốt.

Chưa bao giờ không khí ngột ngạt bao trùm nhóm Nghệ An như lúc này, một số nhân vật đang manh nha ý định chống đối. Đường tiến thân của nhiều nhân vật thuộc nhóm Nghệ An bị cản trở không ít. Dường như, những người trong nhóm quyền lực Nghệ An xem Tô Lâm như hung thần cản đường họ, trừ Nguyễn Ngọc Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là người Nghệ An hiếm hoi trong Bộ Công an được Tô Lâm chiếu cố. Được biết, khi còn làm Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu C03, ông Ngọc Lâm đã chủ động tấn công ông Vương Đình Huệ. Đầu tiên, ông Ngọc Lâm cho tóm ông Phạm Thái Hà – Thư ký của ông Huệ, tại sân bay, ngay khi ông Hà cùng chủ nhân trở về từ chuyến thăm Trung Quốc. Nhờ vụ bắt giữ Phạm Thái Hà nên Vương Đình Huệ bị đổ, dọn đường cho Tô Lâm lên ngôi.

Ngày 27/12, ông Lương Tam Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, đã trao quyết định của Chủ tịch nước, thăng cấp hàm cho ông Nguyễn Ngọc Lâm, từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Trước đó, ông Ngọc Lâm đã được ông Quang cất nhắc lên ghế Thứ trưởng, và đề xuất đưa vào Trung ương Đảng tại Đại hội 14.

Một người Nghệ An, nhưng lại được lòng ông trùm nhóm Hưng Yên, ắt hẳn, Nguyễn Ngọc Lâm đã mang lại cho Tô Lâm những “món quà” vừa ý.

Ông Tô Lâm có thói quen dùng lính tiên phong, thường là những viên tướng thiện chiến, để đánh vào “hang ổ địch”. Ông Đinh Văn Nơi được ông Tô Lâm dùng, để khai thác những chứng cứ phạm tội của ông Phạm Minh Chính tại Quảng Ninh. Ông Nguyễn Ngọc Lâm được Tô Lâm dùng như một chiến binh, đánh vào “cứ điểm” Nghệ An. Có thể nói, 2 ông Lâm này đang lợi dụng lẫn nhau. Ông Tô Lâm lợi dụng ông Ngọc Lâm, để triệt hạ nhóm Nghệ An, còn ông Ngọc Lâm lại lợi dụng ông Tô Lâm để tiến thân.

Thực tế, nhóm Hưng Yên không đông như nhóm Nghệ An. Ông Tô Lâm chưa tìm được người Hưng Yên nào để kế thừa ông Lương Tam Quang tại Bộ Công an, nếu ông Quang được thăng chức. Nhân sự gốc Hưng Yên trong Bộ Công an đang bị “đứt mạch”, đây chính là cơ hội cho ông Ngọc Lâm.

Về phần ông Tô Lâm, dù sử dụng ông Ngọc Lâm như một chiến binh thiện chiến, nhưng việc tin tưởng vào một người gốc Nghệ An cũng là rủi ro không nhỏ. Ở vị trí Thứ trưởng, tức là cấp phó, thì ông Ngọc Lâm tận tình phò tá Bộ trưởng và Tổng Bí thư. Nhưng nếu lên ghế Bộ trưởng, quyền sinh quyền sát trong tay, thì chắc gì Lâm nhỏ còn trung thành với Lâm lớn?

Một người dám hy sinh sự nghiệp chung của nhóm Nghệ An, để xây dựng sự nghiệp riêng cho mình tại Bộ Công an, thì có phải là người đáng tin? Hiện tại, ông Tô Lâm đang “sủng ái” một kẻ nguy hiểm.

Làm chính trị là biết lợi dụng, biết cúi đầu đúng lúc, và biết tạo phản đúng thời điểm. Chính ông Tô Lâm đã dùng cách này để tiến thân, và ắt hẳn, ông sẽ nhận ra những kẻ có mưu đồ tương tự.

Khi nhóm Nghệ An còn mạnh, nhiều nhân vật Nghệ An còn có thể đe dọa được nhóm Hưng Yên, thì lúc đó Nguyễn Ngọc Lâm còn giá trị lợi dụng. Nếu đánh mãi mà nhóm Nghệ An vẫn không suy yếu, thì đấy lại là lợi thế cho ông Ngọc Lâm. Bởi khi kẻ thù còn mạnh, thì Tô Lâm còn cần đến chiến binh.

Có người đánh giá, tham vọng của ông Ngọc Lâm không thua ông Tô Lâm. Ông có tố chất để thành “ông trùm”, rất lưu manh và bất chấp. Lâm nhỏ đang tiến ngày một sát với ông Lương Tam Quang. Hàm Thượng tướng và vị trí Ủy viên Trung ương Đảng đang chờ Lâm nhỏ.

Một người Nghệ An, nếu đoạt được ghế Bộ trưởng Bộ Công an, thì xem như nhóm Hưng Yên “tróc gốc”. Không biết, ông Tô Lâm có nhận ra mối nguy này không?

 

Trần Chương – Thoibao.de