Ông Trương Tấn Sang – cựu Chủ tịch nước, là người có tham vọng rất lớn. Ông từng là Thường trực Ban Bí thư và nuôi tham vọng trở thành người miền Nam đầu tiên làm Tổng Bí thư. Tư Sang là một người rất khéo luồn lách, thể hiện rõ trong vụ án Năm Cam. Dù bị dính kỷ luật vì vụ này, nhưng ông lại dễ dàng thoát được, không những thế, còn trèo lên ghế Thường trực Ban Bí thư, rồi Chủ tịch nước sau đó.
Cách làm chính trị của ông Tư Sang rất khác với ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông không đi lên nhờ có thế lực mạnh hậu thuẫn, mà nhờ chính sự khéo léo và thủ đoạn của ông. Ông biết tận dụng từng cơ hội và luôn đạt được kết quả tốt nhất có thể. Với thế lực mỏng, nhưng ông vẫn thành công lên Chủ tịch nước, tuy nhiên, tham vọng của ông còn đi xa hơn, đáng tiếc là không đạt được.
Khác với ông Nguyễn Minh Triết, chỉ “vui thú điền viên” sau khi nghỉ hưu, ông Tư Sang lại không cam lòng, vẫn ngược xuôi kết nối với giới quyền lực, hòng tác động đến chính trường.
Ông Trương Tấn Sang là người thức thời, ông “chuyền cành” rất nhanh, đây là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của ông. Năm 2011, thất bại trước ông Nguyễn Phú Trọng khi cạnh tranh suất Tổng Bí thư, và phải nhận “giải an ủi” là Chủ tịch nước, nhưng ông sẵn sàng nuốt cục tức này, để bắt tay với ông Trọng, tạo thành liên minh chống Nguyễn Tấn Dũng. Cụm từ “đồng chí X” xuất phát từ ông, đã trở thành một biệt danh gắn với ông Ba Dũng.
Sau khi liên minh Trọng – Sang giành được thắng lợi trước Ba Dũng, thì kết quả lại bị ông Trọng “ẵm” hết, Tư Sang đành ngậm ngùi lui về vườn. Có lẽ, ông Trọng thấy ông Tư Sang không có thực lực, nên mới “cướp sạch” công lao trong liên minh ấy.
Thân cô thế cô, ông Sang về vườn, nhưng có lẽ không cam làng. Trên danh nghĩa cựu Chủ tịch nước, ông kết nối với nhóm Hà Tĩnh, vì cha mẹ ông quê gốc Hà Tĩnh, dù ông được sinh ở Long An. Việc bỏ qua Sài Gòn, nơi ông thành danh trên con đường quyền lực, để tìm đến nhóm Hà Tĩnh, là hành động cho thấy, ông rất thức thời. Bởi Sài Gòn, dù là thành phố lớn nhất cả nước, nhưng chỉ có 2 uỷ viên Trung ương Đảng, là ông Lê Minh Trí – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, và ông Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Bình Dương. Trong khi đó, Hà Tĩnh – một tỉnh lẻ, quê xa của ông Sang, nơi không liên quan gì đến sự nghiệp chính trị của ông, thì lại có đến 2 uỷ viên Bộ Chính trị, và 8 uỷ viên Trung ương Đảng.
Một số cây bút thạo tin đánh giá, ông Tư Sang bỏ Sài Gòn theo Hà Tĩnh là cái khôn của ông. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà các nhóm quyền lực ở Sài Gòn và Long An hắt hủi ông, bằng cách đì Trương Tấn Sơn – con trai ông. Ở Sài Gòn, Trương Tấn Sơn không chỗ dung thân, phải chạy về Long An. Nhưng tới Long An, Trương Tấn Sơn còn bị đì, khi bị giao cho ghế thấp hơn so với ghế trước đây Sài Gòn.
Xem ra, sự thức thời từng giúp cho ông Sang thăng tiến, thì giờ lại gây hoạ cho con trai ông.
Có người đánh giá, nhìn bề ngoài, thấy ông Sang kết nối quyền lực tốt, nhưng thực chất, sức mạnh mềm của ông không mạnh như mọi người vẫn tưởng. Sau khi ông Nguyễn Công Khế bị bắt, nhóm Tô Lâm biết rõ, quyền lực mềm của ông Tư Sang chẳng có gì.
Tiếp đó, ông Tô Lâm lại hạ bệ Đặng Quốc Khánh, thì xem như, quyền lực ngầm của ông Sang thực sự đã đổ. Giới am tường nội tình cho biết, Đặng Quốc Khánh – cựu Bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường, là “con nuôi” của Tư Sang. Có thể, sau khi ông Khánh vào được Bộ Chính trị, thì sẽ nâng Trương Tấn Sơn lên. Tuy nhiên, chưa làm được gì thì Khánh đổ.
Cách đầu tư quyền lực như ông Tư Sang không bền, thậm chí có thể gây bất lợi cho cha con ông.
Để đầu tư quyền lực cho con mình, lẽ ra, ông Trương Tấn Sang nên trung thành với cái nôi nuôi dưỡng quyền lực của ông, đấy là Sài Gòn.
Thái Hà – Thoibao.de