Tổng Bí thư Tô Lâm có phải là một lãnh đạo “đầu voi, đuôi chuột”?

Kể từ khi đảm nhận vị trí tạm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 17/7, ông Tô Lâm đã thể hiện lập trường kiên quyết, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Hay vào tháng 11/2024, ông Tô Lâm đã bất ngờ đến thăm đảo Bạch Long Vĩ, một đảo tiền tiêu của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Hành động này được coi là thông điệp khẳng định chủ quyền của Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái xác định đường cơ sở mới trong khu vực này.

Đây là điều được cho là thể hiện thái độ chống Trung Quốc của ông Tô Lâm, và đã khiến cho lãnh đạo Bắc Kinh hết sức tức giận. Việc Trung Quốc cho lực lượng hải cảnh liên tiếp tấn công, khủng bố ngư dân Quảng Ngãi là một ví dụ.

Thái độ kể trên của ông Tô Lâm đã khiến cho một số đông người Việt Nam tin tưởng, sự cứng rắn của ông Tô Lâm đối với Bắc kinh sẽ đem lại hy vọng về khả năng bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Vậy mà, ngày 6/12, truyền thông nhà nước đưa tin, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lại đưa ra các cam kết về việc phía Việt Nam sẽ tiến hành tu bổ phần mộ của các quân nhân Trung Quốc, đã hy sinh tại Việt Nam.

Ngay sau đó, Tướng Hoàng Xuân Chiến đã xuất hiện tại Bắc Kinh để gặp gỡ các cựu chiến binh của nước này. Động thái vừa kể được cho là ông Chiến đang lấy lòng Ban lãnh đạo của Trung Quốc.

Đáng chú ý, cả Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, và Tổng Bí thư Tô Lâm đều xuất thân từ tỉnh Hưng Yên, và có mối liên hệ đặc biệt. Theo giới thạo tin, ông Tô Lâm được cho là đang nỗ lực thúc đẩy việc đưa ông Hoàng Xuân Chiến lên nắm vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau Đại hội Đảng 14, nhằm tăng cường ảnh hưởng của phe Hưng Yên trong quân đội.

Theo đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đang xây dựng một thế trận “kiềng 3 chân” cho phe Hưng Yên, với mục tiêu tiến tới kiểm soát hoàn toàn đối với 3 cơ quan đầu não. Đó là: Bộ Công an, Ban Bí thư và Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, ý đồ vừa kể của ông Tô Lâm đã gặp phải sự phản đối từ các tướng lĩnh lãnh đạo phe quân đội. Cụ thể, cả Bộ trưởng Phan Văn Giang, và Thứ trưởng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương được cho là đã không ủng hộ việc này.

Trong khi, có những nhận định cho rằng, việc ông Tô Lâm cử Bộ trưởng Lương Tam Quang sang Cộng hòa Liên Bang Đức, để tìm cách di lý bị án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC về Việt Nam đã gặp thất bại. Từ đó đã dẫn đến sự nghi kỵ và những phản ứng tiêu cực trong nội bộ ngày càng lớn.

Chủ trương cải cách thể chế cuối cùng cũng đã phải dừng lại do các điểm nghẽn về thể chế, mà ông Tô Lâm đã bất lực, không giải quyết được.

Nhưng thực chất, “điểm nghẽn” mà ông Tô Lâm đề cập tới, đó là, muốn xóa bỏ nguyên tắc phân quyền của Đảng, để thay bằng việc tập quyền – tập trung quyền lực vào tay một cá nhân.

Đây là điều trái ngược hoàn toàn với chủ trương mang nguyên tắc “bất di, bất dịch” của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ năm 1986 cho đến nay.

Đồng thời, đây cũng là lý do, tham vọng nắm quyền lực tuyệt đối trong Đảng như ông Tập Cận Bình, hay Putin của Tổng Bí thư Tô Lâm đã không thành công. Có lẽ sẽ không bao giờ ông Tô Lâm đạt được kết quả như mong muốn.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 14 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026. Trong đó, yếu tố cần là sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao trong nội bộ Đảng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ai sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo.

Thành ngữ “đầu voi đuôi chuột” thường để chỉ những sự việc, hoặc hành động bắt đầu một cách hoành tráng, to lớn, nhưng kết thúc lại nhỏ bé, hoặc không đạt kết quả.

 

Trà My – Thoibao.de