Phạm Minh Chính chưa già, Ba Dũng và Tô Lâm đã chuẩn bị người thay thế?

Phạm Minh Chính là võ sĩ “lì đòn” nhất trong “Tứ trụ” hiện nay. Tuy nhiên, sau khi Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư, thì ông Chính gặp khó khăn nghiêm trọng.

Ông Chính từng thắng thế ở Đại hội 13, khi giành được ghế Thủ tướng. Nhờ đó, ông vớt được Nguyễn Thanh Nghị, từ ghế Thứ trưởng lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trước khi bị “đì” ở ghế Thứ trưởng, ông Nghị từng dính vào sai phạm đất đai ở Phú Quốc, và buộc phải rời khỏi ghế Bí thư Kiên Giang, về Bộ Xây dựng làm Thứ trưởng.

Có lẽ, khả năng và sức lực của ông Chính cũng chỉ tới đây. Cho đến nay, ghế phó thủ tướng từ đầu nhiệm kỳ rụng không còn người nào. Ấy vậy mà, ông Chính không thể giúp ông Nghị một suất thay thế, mặc cho các suất phó thủ tướng lần lượt rơi vào tay những phe phái khác. Có thể, ông Chính phải dốc hết sức để bảo vệ bản thân, không còn năng lực để nâng đỡ cho ông Nghị lên vị trí cao hơn.

Dường như, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận ra được, khả năng của ông Chính chỉ đến đó. Ba Dũng cần tìm cho Nguyễn Thanh Nghị một bến đỗ mới, một nơi nương tựa mới, để tiến xa hơn. Ông Nghị đã ngồi ở Trung ương Đảng 3 nhiệm kỳ, đã là quá lâu.

Hồi tháng 7, khi ông Nguyễn Phú Trọng vừa qua đời, ông Ba Dũng liền tái xuất bên cạnh Tô Lâm, công khai mối quan hệ thân thiết với tân Tổng Bí thư. Mối quan hệ “huynh đệ” với Phạm Minh Chính, đã không còn được ông Ba Dũng đặt nặng nữa. Thời gian gần đây, người ta thấy, ông cựu Thủ tướng gần gũi với Tổng Bí thư hơn là Thủ tướng đương nhiệm.

Điều này cho thấy, ông Nguyễn Tấn Dũng là người thức thời, chọn phe thịnh chứ không chọn phe suy. Nguồn tin nội bộ cho biết, ông Ba Dũng đã đặt vấn đề đưa Nguyễn Thanh Nghị vào Bộ Chính trị, tốt nhất là trước khi Đại hội 14 diễn ra vào đầu năm 2026. Người có khả năng làm được điều này, chỉ có thể là Tô Lâm.

Nhưng việc ông Ba Dũng muốn Tô Lâm ủng hộ Nguyễn Thanh Nghị vào Bộ Chính trị, cũng khiến cho Tô Lâm rơi vào thế kẹt. Bởi lúc này, ông Tô Lâm chưa giải quyết xong bài toán đưa Nguyễn Duy Ngọc và Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị, nếu thêm Nguyễn Thanh Nghị, thì bài toán càng phức tạp hơn.

Ý đồ của ông Tô Lâm là để Trần Lưu Quang ở vai trò Thủ tướng dự bị, trong khi tham vọng của Ba Dũng cũng là đưa Nguyễn Thanh Nghị lên ghế Thủ tướng – vị trí mà ông đã ngồi trong suốt 2 nhiệm kỳ. Như vậy, khả năng giữa ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Trần Lưu Quang sẽ phát sinh mâu thuẫn quyền lợi.

Ông Tô Lâm đang thực hiện chính sách tinh giản bộ máy, chủ yếu là trong Chính phủ và các Ban Đảng. Chính sách này đang được nhiều trí thức mong chờ, tuy chỉ mới trên kế hoạch, nhưng đã giành được thiện cảm của không ít người, thậm chí với cả một số nhà bất đồng chính kiến. Hiệu quả thực sự chưa tới, nhưng hiệu quả “dân túy” thì đã rõ.

Giúp Nguyễn Thanh Nghị, Tô Lâm có được một Nguyễn Tấn Dũng vận động hậu trường, là một lợi thế không hề nhỏ. Nếu có Nguyễn Tấn Dũng đứng sau làm quân sư, thì cơ hội để Tô Lâm thắng được Phạm Minh Chính cũng cao hơn. Ông Ba Dũng vốn có quan hệ thân thiết với cả Tô Lâm và Phạm Minh Chính, nếu ông Dũng ngả về Tô Lâm, thì bất lợi đối với ông Chính sẽ không nhỏ.

Nếu ông Chính bị hạ, cơ hội cho ông Nghị sẽ lớn hơn, nếu lúc đó, ông Nghị đã trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.

Với ông Ba Dũng, chỉ quyền lợi của Nguyễn Thanh Nghị mới quan trọng. Nếu để ông Nghị có cơ hội lên Thủ tướng, thì ông Dũng không ngại hạ đi một đồ đệ thân thiết.

Chính trị là thế!

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de