Lùa Võ Văn Thưởng vào tử địa, Tô Lâm dạy bài học gì cho các đối thủ chính trị?

Một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, ông Võ Văn Thưởng đang bị ung thư giai đoạn 3, và đang rất cần được đi nước ngoài để chữa bệnh. Có lẽ, ông Thưởng cũng như ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Bá Thanh, hay ông Lê Văn Thành trước đây, đều không tin tưởng vào Ban Chăm sóc sức khỏe Trung ương, bởi họ không biết, Ban này chữa bệnh cho họ hay thuốc họ. Mặc dù, Bệnh viện 108 đủ khả năng để chữa trị những bệnh hiểm nghèo, nhưng chẳng “đồng chí” nào dám tin tưởng Bệnh viện này, trừ ông Nguyễn Phú Trọng.

Cũng nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, ông Thưởng bị ông Tô Lâm cấm xuất cảnh chữa bệnh. Ông Tô Lâm có lý do để biện hộ cho việc không cho ông Thưởng xuất cảnh, vì Bệnh viện Quân y 108 hoàn toàn có thể chữa trị được cho ông.

Như vậy, ông Thưởng đang bị ông Tô Lâm bao vây, dí thẳng vào “con đường tử địa”. Nếu đến Bệnh viện Quân y 108, thì không an lòng, bởi lẽ, ông Thưởng biết rằng, những y bác sĩ tại đây không phải là những “lương y như từ mẫu”, mà là những kẻ bị người khác điều khiển.

Nằm viện ở tuyến cao nhất, nhưng lòng lại lo sợ bị “thuốc”, để cho đi sớm. Còn nếu không chịu chữa trị, thì căn bệnh nói trên sẽ trở thành kẻ hủy diệt sức khỏe của ông cựu Chủ tịch nước, cho đến chết. Xem ra, không có đường sống nào cho ông Võ Văn Thưởng, là sự thật.

Điều đáng nói là, những lãnh đạo khác trước đây đều được phép đi nước ngoài chữa trị, nhưng tại sao, ông Võ Văn Thưởng lại bị Tô Lâm đối xử nhẫn tâm đến vậy? Vậy ông Thưởng đã làm gì khiến ông Tô Lâm thù hận đến thế?

Còn nhớ, ngày 20/11 vừa qua, ông Tô Lâm cho lôi ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Văn Thể ra kỷ luật. Lẽ ra, ông Thưởng cũng bị kỷ luật đợt này, nhưng ông lại báo bệnh không ra mặt, nên án kỷ luật đối với ông đã bị gác lại. Có thể nói, ông Thưởng đã “giở trò” với ông Tô Lâm, để tránh án kỷ luật.

Nhưng ông Tô Lâm đang cai trị toàn Đảng bằng chính sách công an trị. Vì thế, nếu để ông Thưởng “giở trò” lách án, thì sẽ trở thành một tiền lệ rất xấu đối với các chính sách của Tô Lâm về sau. Tiền lệ này sẽ là bài học để nhiều kẻ có thể noi theo, lấy đó làm cớ để lách “án phạt”. Ông Tô Lâm rất cần một trường hợp điển hình, để khiến phần còn lại phải biết sợ mà vâng lời. Chính sách công an trị là làm sao cho mọi người đều sợ hãi, mà không dám lên tiếng.

Việc bao vây ông Thưởng, đẩy ông vào tử địa, sẽ là một “án lệ”, có tính răn đe đối với những kẻ muốn giở trò này hay trò khác. Làm chính trị vốn là phải thủ đoạn, mà làm chính trị trong một chế độ độc tài, thì thủ đoạn không chưa đủ, phải có thêm cái “thâm” và cái “ác” mới có thể đứng vững.

Tô Lâm lên Tổng Bí thư thông qua đảo chính mềm. Cách đoạt quyền này khiến rất nhiều kẻ không phục. Ắt hẳn, Tô Lâm cũng biết, ông có rất nhiều kẻ thù. Ghế Tổng Bí thư trong tay ông không giống trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Ấy vậy mà ông Trọng cũng đã từng phải sử dụng rất nhiều thủ đoạn để gia cố ghế, thì tất nhiên, Tô Lâm cũng không thể không dùng đến thủ đoạn. Thậm chí, các thủ đoạn của Tô Lâm cần phải ác hơn, thâm hiểm hơn, để có tính răn đe mạnh hơn.

Ông Võ Văn Thưởng được xem là nhân vật “hiền nhất” trong Bộ Chính trị khóa 13, ấy vậy mà ông Thưởng vẫn không thoát được bàn tay của Tô Lâm. Có lẽ, ông Tô Lâm cần xây dựng cho mình một hình ảnh như thế. Ông cần thể hiện là người cứng rắn, sẵn sàng ra tay tàn độc với những đối thủ yếu nhất. Trong chính trị, nếu giữ lòng “nhân từ”, thì đó sẽ là “tử huyệt”, dễ bị kẻ khác lợi dụng.

Chính trị dưới thời đại Hồ Chí Minh này là như thế. Mở miệng nói toàn “đạo lý”, nhưng sau cách gà thì thẳng tay phang nhau theo những cách bẩn nhất có thể.

 

Trần Chương – Thoibao.de