Thế hệ thanh niên chính là niềm hy vọng lớn nhất của khu vực ASEAN đang rơi vào cái bẫy của quỷ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn tự coi mình là hình mẫu của sự đa dạng với các nền văn hóa, tôn giáo và hệ thống chính trị cùng hiện hữu với nhau.
Nơi này cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không gian hoạt động cho những ai đang tìm kiếm nền chính trị đa nguyên tại khu vực này lại đang bị thu hẹp lại.
Nền chính trị bất ổn tại các nước này khiến người ta phải tự hỏi rằng có phải khu vực Đông Nam Á đang bị rơi vào cái bẫy thỏa thuận với quỷ hay không, nơi mà các quyền công dân và quyền con người bị mang ra để đổi chác lấy sự tăng trưởng kinh tế.
ASEAN được thành lập vào năm 1967 với mục đích là để chống lại chủ nghĩa độc tài núp bóng chủ nghĩa cộng sản. Tổ chức này chưa bao giờ chứng minh là có nền tảng dân chủ, mặc dù thỉnh thoảng ASEAN cũng cho thấy là đang khao khát nền dân chủ. Những nhà lãnh đạo chuyên quyền như Ferdinand Marcos ở Philippines và Suharto ở Indonesia bị lật đổ trong tình thế khá ôn hòa, trong khi các nước láng giềng lại tổ chức bầu cử cho thấy sự ổn định, và ít nhất là cũng giả vờ đồng ý với nền dân chủ đại diện và các quyền bình đẳng.
Hiện tại, nhà khoa học chính trị người Mỹ Larry Diamond xem ASEAN chính là ví dụ điển hình cho cái mà ông gọi là “sự suy thoái dân chủ” đang càn quét trên khắp thế giới. Bảy thành viên thuộc khối ASEAN đang bị cai trị bởi những nhà độc tài, chính quyền quân sự, chế độ cộng sản hoặc chế độ độc đảng đã thao túng tiến trình dân chủ suốt hàng thập kỷ qua. Tại Indonesia, Malaysia và Philippines, mặc dù nền dân chủ có tồn tại nhưng vô cùng bấp bênh.
Dưới thời tổng thống Joko Widodo, Indonesia đã chính trị hóa tôn giáo và kiềm chế quyền tự do hội họp. Nhiều thế hệ tại Philippines đã bị cai trị bởi chế độ độc tài – một dạng gia đình trị kiểm soát phần lớn các vị trí trong chính phủ. Hiện Malaysia là ví dụ điển hình cho sự đa nguyên, nhờ có chiến thắng trong cuộc bầu cử không mong muốn đã lật đổ được chính phủ độc tài của thủ tướng Najib Razak. Có điều, liên minh chính trị thắng cử được là nhờ ông Mahathir Mohamad, năm nay đã 93 tuổi, từng là cựu thủ tướng được biết đến là người theo chủ nghĩa dân tộc, kiểm soát báo chí truyền thông và bỏ tù các đối thủ chính trị.
Malaysia dường như là minh chứng cho câu nói rằng dân chủ là hình thức tồi tệ nhất của chính phủ trừ các loại khác – điểm mạnh của dân chủ chính là khả năng loại bỏ một cách ôn hòa các nhà lãnh đạo không đủ năng lực hoặc lạm dụng quyền lực.
Có lẽ đây chính là hiểm hóa khiến cho các nhà lãnh đạo ở ASEAN tấn công vào các hệ thống như tòa án độc lập bảo vệ các cá nhân chống lại sự lạm dụng quyền lực. Những hệ thống như vậy lại bị coi là của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, gây trở ngại và luôn “là thế lực chống đối chính quyền” như lời tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói.
Tinh thần này thậm chí còn được biểu thị rõ ràng hơn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng Chín vừa qua khi các nhà lãnh đạo thay phiên nhau khoe thành tích phát triển kinh tế và bày tỏ sự vui mừng về trật tự thế giới mới. Nhà lãnh đạo Hun Sen của Campuchia còn viện dẫn nguyên tắc sáng lập của ASEAN là không can thiệp vào chuyện nội bộ của các quốc gia thành viên, lên tiếng bảo vệ chế độ cộng sản và chính quyền quân sự tại các nước Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ông Hun Sen phát biểu như sau: “Đối với những quốc gia không hiểu rõ đất nước của chúng tôi, làm ơn để yên cho chúng tôi tự giải quyết các vấn đề của mình.”
Mặc dù vậy thật là kỳ quặc khi vấn đề độc lập và chủ quyền lại thường được biện minh bởi những câu chuyện na ná nhau nhấn mạnh vai trò của một nhà lãnh đạo độc tài nhân từ trong khi luôn lờ tịt đi những thất bại về nạn tham nhũng và năng lực quản trị yếu kém.
Ví dụ, những chính trị gia Philippines rất hay tung hô Singapore, coi Singapore là nguồn cảm hứng và là minh chứng cho ảo tưởng rằng quản trị tốt đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ các thể chế độc lập. Tuy nhiên, sự thành công của ông Lý Quang Diệu, tổng thống đầu tiên và được ca ngợi nhiều nhất của Singapore, được dựa trên việc hoạch định những chính sách tốt chứ không phải là lựa chọn nền độc tài chuyên chế.
Câu chuyện thành công của một đất nước nhỏ bé với dân số chỉ vỏn vẹn 6 triệu người khiến cho nhà lãnh đạo của các nước láng giềng với dân số nhiều gấp 40 lần coi đấy là lý do để bảo vệ chính phủ độc tài mặc cho sự so sánh đấy vô cùng kệch cỡm. Sự thành công của đất nước Singapore nhỏ bé này còn hấp dẫn đến mức những lao động nhập cư người Philippines đến đây lúc nào cũng tỏ vẻ biết ơn. Họ bảo miễn là nó có hoạt động hiệu quả thì chỉ cần thế là đủ.
Ngày nay, chỉ cần hành động bề nổi là có thể chứng minh được tính chính danh. Và ASEAN đang thể hiện rất tốt điều này, với mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5.2%/năm từ 2018 đến 2022. Đây là số liệu được cung cấp bởi tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế trong một báo cáo về tình hình ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ.
Khi một đất nước ngày càng trở nên giàu có hơn thì chủ nghĩa dân túy độc tài càng dễ được chấp nhận bởi tầng lớp trung lưu mới nổi lên. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi tầng lớp trung lưu thường bị các thể chế nhà nước gạt sang một bên và luôn có cảm giác bất an. Khi đời sống dần trở nên tốt hơn, tầng lớp này có xu hướng dễ dàng tha thứ cho chính quyền, đặc biệt là những tội các chống lại người dân.
Nhưng lịch sử và thực tế – bao gồm cả khối ASEAN – đều cảnh báo rằng kiểu cai trị độc tài cuối cùng cũng dẫn đến thảm họa. Mấy hành động bề nổi đấy hoàn toàn dựa trên làn sóng kinh tế. Khi những bất ổn ập đến, các nhà lãnh đạo kiểu độc tài sẽ ngay lập tức chuyển sang các lựa chọn chính sách kém bền vững – khiến đất nước rơi vào khủng hoảng – thậm chí là bạo lực – bởi những kẻ lãnh đạo đầy cơ hội.
Hiện tại chúng ta đã chứng kiến việc quyền lực được tập trung trong tay của một số ít nhà lãnh đạo. Nhóm thiểu số liên tục bị loại ra bởi nhóm đa số. Sự phản đối bị coi là gây mất ổn định. Các nhóm dân tộc thiểu số phải chịu cảnh bạo lực nhân danh an ninh trật tự. Phụ nữ và các nhóm giới tính thiểu số bị đàn áp nặng nề. Công dân bị kết tội hoặc tử hình mà không thông qua xét xử công bằng. Báo chí và truyền thông thì bị kiểm soát và kiểm duyệt. Những nhà đối lập chính trị bị chế giễu trên mạng và bị bức ép ngoài đời thật.
Và tất cả chúng ta đều nên nhớ rằng không phải chỉ có Singapore mới thành công trong việc phát triển kinh tế. Cả Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia đều phát triển kinh tế trong suốt vài thập kỷ qua dưới nền dân chủ còn nhiều thiếu sót nhưng có tính chính danh. Việc chấp nhận từ bỏ các quyền dân sự chính trị hiển nhiên để đổi lấy phát triển kinh tế giống như một phi vụ hối lộ và tất cả mọi người rồi sẽ phải hối tiếc vì đã chấp nhận điều đó.
Chúng ta nên ủng hội và cạnh tranh với các hội nhóm thanh niên và các tổ chức cộng đồng luôn sẵn sàng thách thức tầm nhìn của các nhà lãnh đạo độc tài già cỗi. Đảng Đoàn kết Indonesia và hội nhóm sinh viên Philippines chống lại chủ nghĩa xét lại lịch sử của gia đình Marcos là ví dụ điển hình cho điều này. Sự phát triển của các nhóm này chính là đặc điểm chung cho sự ổn định lâu dài.
Phương châm của ASEAN là: “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng.” Nhưng liệu những nhà cầm quyền có đang phá hoại khẩu hiệu này không? Liệu các cá nhân có thể đưa ra các ý tưởng và lên tiếng về sự đa nguyên chính trị không?
Câu trả lời cho những câu hỏi như thế này thường bị rơi tõm vào vùng câm lặng giữa các lằn ranh. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Việt Nam, nhóm thảo luận về chủ đề đa nguyên chính trị của tôi đã tập trung vào sự đa dạng của những người tham gia, và gợi ý rằng đây là ý tưởng hoàn toàn tốt đẹp. Tuy nhiên, chính phủ nước sở tại đã cấm nhập cảnh đối với hai vị chuyên gia nhân quyền. Một trong hai người đó đã chủ định tham gia buổi thảo luận của chúng tôi. Sự vắng mặt của vị khách mời này đã nói lên nhiều điều hơn bất kỳ từ ngữ nào.
Hoàng Trang – Thoibao.de tổng hợp
Theo bài viết của tác giả Miguel Syjuco , trợ lý giáo sư tại Đại học New York Abu Dhabi và là tác giả của cuốn tiểu thuyết “Ilustrado”.
Nguồn báo Asia Review : https://asia.nikkei.com/Opinion/Southeast-Asians-will-regret-giving-up-political-rights-for-affluence
>> Cảnh sát liên bang Đức tiến hành chiến dịch lớn chống kết hôn giả của người Việt
>> Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý
>> Báo chí quốc tế đưa tin về vụ Lê Thu Hà bị trục xuất khỏi Việt Nam về lại Đức
>> Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất về lại Đức
>> Vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam không hề giống Tập Cận Bình
>> Hải quan, thuế vụ tăng cường kiểm tra các tiệm Nails của người Việt tại Đức
>> Hợp đồng 5,7 tỷ Euro từ Viêt Nam: Hãng hàng không giá rẻ VietJet mua 50 máy bay Airbus A321 neo
>> Đức: Một người Việt Nam bị đâm bằng dao ngay trước cửa siêu thị
>> Chiến dịch chống lại những người phê phán Facebook
>> Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân quyền
>> Xác nhà báo Khashoggis bị hòa tan trong a xít và đổ xuống cống của Tòa lãnh sự Saudi
>> Việt Nam đang già đi trước khi trở nên giàu có
>> Những tiếng cười khả ố tát vào lòng yêu nước
>> Facebook không được hạn chế tự do báo chí ở Berlin!
>> Luật sư Nguyễn Văn Đài điều trần tại Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức
>> Nhân ngày 9 tháng Mười một: 5 huyền thoại về sự sụp đổ của Bức tường Berlin
>> Bộ Ngoại giao Đức không xác nhận quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được nối lại hay chưa
>> Tình cảnh ngặt nghèo của cộng đồng người Thượng Việt Nam