Link Video: https://youtu.be/s_QLmz7bHd8
Tại sao Putin không thể thực sự dựa vào Tập Cận Bình của Trung Quốc?
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang khiến nền kinh tế Nga sụp đổ, trong khi đó, nhà độc tài Trung Quốc Tập Cận Bình (68), nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đứng về phía Putin.
Nhưng liệu ông Tập có thể thực sự giúp nhà độc tài Điện Kremlin Vladimir Putin (69 tuổi) hay không , và liệu ông ấy có muốn hay không? Tiến sĩ Nadine Godehardt, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Khoa học và Chính trị nói : “Đã có nhiều báo cáo cho rằng các lệnh trừng phạt đang đẩy Putin vào vòng tay của Tập, nhưng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc đang chào đón Nga với vòng tay rộng mở.”
Cho đến nay, ông Tập dường như vẫn chưa tìm ra đường lối rõ ràng về cách đối phó với các lệnh trừng phạt. Tiến sĩ Godehardt cho biết: “Điều tôi có thể hình dung là Trung Quốc sẽ tiếp tục chỉ trích công khai các lệnh trừng phạt, nhưng sẽ để các công ty của mình tự quyết định cách họ đối phó với chúng. Chúng tôi thấy rằng các ngân hàng đầu tiên đang chấm dứt kinh doanh với Nga. ”Chỉ có hai ngân hàng nhà nước lớn nhất ở nước này, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Trung Quốc, không còn cấp tín dụng thương mại cho hàng hóa của Nga“. Max J. Zenglein, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Merics nói : “Khả năng của Trung Quốc để hỗ trợ Nga về mặt kinh tế cũng rất hạn chế. Trung Quốc sẽ không mạo hiểm với việc được tiếp cận các công nghệ nước ngoài của mình. Trung Quốc sẽ cung cấp cho Nga một chiếc phao cứu sinh, nhưng không phải một chiếc thuyền cứu sinh. Hỗ trợ sẽ được kiềm chế và Trung Quốc sẽ không gây nguy hiểm cho các ưu tiên chính sách kinh tế của chính họ. Mua năng lượng và hỗ trợ của ngân hàng trung ương chính là những lĩnh vực như vậy ”.
Tập không thể giúp Putin, chỉ lợi dụng ông ta
Nhưng ngay cả khi Tập Cận Bình muốn giúp đỡ nước Nga, thì ông ấy cũng không thể làm được gì nhiều, ít nhất là vào lúc này. Lệnh cấm vận dầu khí của Tổng thống Mỹ Biden sẽ làm dôi ra hơn 600.000 thùng / ngày – thực ra là một cơ hội tốt để ông Tập thỏa mãn cơn khát năng lượng của đất nước mình.
Nhưng, theo TS Godehardt: “Trung Quốc không thể mua thêm khí đốt hoặc dầu của Nga đơn giản chỉ vì còn thiếu cơ sở hạ tầng. Hầu hết các đường ống dẫn dầu và khí đốt của Nga đi sang phương Tây chứ không phải đến Trung Quốc ”.
Trên thực tế, Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ khai thác điểm yếu của Nga để tăng cường cung cấp nguyên liệu và năng lượng trong dài hạn. Theo Bloomberg, trích dẫn từ những người trong cuộc, ông Tập đang cân nhắc để các công ty nhà nước của mình đầu tư vào các tập đoàn như Gazprom hay tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal. Những người trong cuộc nhấn mạnh nếu một thỏa thuận được ký kết, đó sẽ không phải là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Điện Kremlin. Bởi vì: “Sự ủng hộ của Trung Quốc giống như một giao dịch kinh doanh tỉnh táo hơn là một tình bạn nồng ấm”, nhà kinh tế trưởng Zenglein nói.
Thu Phương – Thoibao.de tổng hợp
#StandWithUkraine #RussianAggression